CHỐNG THẤM CHUYÊN NGHIỆP, UY TÍN & CHẤT LƯỢNG

no-slide no-slide no-slide no-slide no-slide no-slide no-slide no-slide no-slide no-slide no-slide
Trang chủ >> Tin tức >> Tin tức chống thấm >>

Chống thấm điểm nối rãnh

Chống thấm điểm nối rãnh

chong-tham-diem-noi-ranh

Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm: Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng… Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm. - Không nên dùng nước trộn ximăng bột để ngâm hay quét hồ dầu ximăng bảo dưỡng bê tông các hạng mục trước khi thi công xử lý chống thấm.Xem thêm...

Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao công tác dịch vụ chống thấm:

- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng…

- Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.

- Không nên dùng nước trộn ximăng bột để ngâm hay quét hồ dầu ximăng bảo dưỡng bê tông các hạng mục trước khi thi công xử lý chống thấm.

- Đục và dùng máy cắt hay gió đá cắt các râu thép dư trên sàn bê tông cho sâu tối thiểu 2cm so với mặt bê tông.

- Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông tối thiểu ½ bề dày bê tông. Các hộp kỹ thuật trong các khu vệ sinh (nếu có) và tường bao nên được xây và tô trát vữa ximăng cao tối thiểu 30 cm để gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.

II. Quy trình thi công dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp:

Công tác chuẩn bị bề mặt chống thấm

- Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…

- Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm. Băm đục gỡ sạch các dăm gỗ, giấy, tạp chất còn sót trên mặt bê tông, đặc biệt tại các góc chân ke tường bao với sàn bê tông.

- Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.

- Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông (nếu đã được định vị ngay trong quá trình đổ bê tông, nhưng chưa lắp đặt sản phẩm dừng nước), đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.

- Dùng búa băm có lưỡi thép mỏng và sắc để kiểm tra và băm sạch hết các hóa chất, sơn, tạp chất, hồ vữa ximăng dư thừa thấm sâu hay bám dính trên bề mặt bê tông kết cấu cần xử lý chống thấm.

- Đối với gờ hông đà bê tông hay gờ chân tường bao quanh sàn ban công, sàn mái, mái đón tiền sảnh  (cao 20-30cm) sẽ được băm sạch các tạp chất, bụi bẩn để xử lý gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông. Trường hợp các sàn bê tông là sàn lệch (khu WC, sênô), thì ngoài phần gờ hông bê tông giật cấp, phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý gia cố chống thấm cao thêm tối thiểu 20cm nữa (để tránh nước thấm loang chân tường sử dụng thực tế sau này).

- Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt. Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.

- Để phơi mặt bê tông khô tự nhiên hoặc làm khô những khu vực còn ẩm ướt trên bề mặt bằng máy thổi cầm tay.

Quy trình thi công của công ty chống thấm hcm Nhất Phát:

Với các điểm nối và rãnh là nguyên nhân chủ yếu gây thấm. Do vậy khi thi công chống thấm đến các điểm nối và rãnh nên thi công cẩn thận và nên chọn các vật liệu phù hợp để có được khả năng chống thấm là tốt nhất

Bước 1: Thi công

- Dùng máy đục hoạc dụng cụ cầm tay đục các đường rãnh, đường nứt thành hình chữ V

- Dùng máy thổi bụi hoạc chổi, cọ sắt làm sạch bề mặt rãnh cũng như đường nứt

- Dung các loại keo kết dính bê tông hoạc thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương). hoạc các vật liệu tương đương để trèn khe.

Lưu ý: Với các khe hở lớn có thể dùng vữa đổ bủ không co ngót để rót vào các đường rãnh, khe.

- Dùng các chất trám khe chuyên dụng để trám kín các khe hở

Bước 2: Các lưu ý khi thi công:

- Cần xem xét kỹ các khe hở và các đường nứt trước khi thi công

- Khi thi công đục rãnh cần đục rãnh có khe hở đúng lớn để có thể rót vật liệu vào.

- Cần làm sạch bề mặt thi công khi lớp vữa thi công còn ướt

III. Lưu ý chúng

Với các trường hợp chống thấm cụ thể khách hàng cần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt hơn trước khi thi công.

Xin chân thành cảm ơn !

Mọi chi tiết xin khách hàng liên hệ:


Kinh Doanh: 0906.651.933 Kỹ Thuật: 0788.490.088
0788.490.088 Mr Thông dien-thoai
Gửi bảng giá
qua Email của bạn email
© Copyright 2015 CÔNG TY chống thấm nhất phát.Design by TSM
online Đang online: 10 sum-view Tổng truy cập: 119406